[Tài liệu ôn thi CPA] – Đề thi CPA 2019: Tài chính và quản lý tài chính nâng cao (đề chẵn)

Ngày đăng: 23 Tháng Năm, 2020
Share Button

Để phục vụ công tác ôn thi cho các kỳ thi CPA, TinhTinh.VN xin gửi đến anh/chị bộ tài liệu ôn thi chứng chỉ kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề. Chúc anh/chị đạt kết quả tốt trong kỳ thi.

TinhTinh cũng cập nhập một số tài liệu và đề thi khác, mời anh/chị theo dõi trên website: [Click Here]

Link tải đề thi CPA 2019 tại cuối trang


HỘI ĐỒNG THI KIỂM TOÁN VIÊN & KẾ TOÁN VIÊN – 2019

MÔN THI: TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NÂNG CAO

Đề: Chẵn (Thời gian làm bài 180 phút)

 

Câu 1 (2 điểm)

Có ý kiến cho rằng, phát hành cổ phiếu phổ thông là một phương thức huy động vốn hấp dẫn nhất đối với doanh nghiệp? Anh/chị có bình luận gì về ý kiến này.

Khi một doanh nghiệp quyết định giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu và nâng tỷ lệ nợ lên thì phải cân nhắc các yếu tố gì?

Câu 2 (2 điểm)

Thông tin về tỷ suất sinh lời của 2 cổ phiếu Alpha và Beta ứng với các diễn biển khác nhau của nền kinh tế được giả định như sau:

a. Tính tỷ suất sinh lợi kỳ vọng và độ lệch chuẩn của cổ phiếu Alpha.

b. Tính tỷ suất sinh lợi kỳ vọng và độ lệch chuẩn của cổ phiếu Beta.

c. Tính hiệp phương sai và hệ số tương quan của tỷ suất sinh lời giữa hai chứng khoán trên.

Câu 3 (2 điểm)

Năm 2019, công ty A có doanh thu bằng 1.500 tỷ VND, lợi nhuận sau thuế bằng 12% doanh thu. Dựa trên kết quá đó, công ty dự báo nhu cầu tài chính cho năm 2020 biết rằng: Doanh thu dự tính tăng 10% so với năm 2019. Sự gia tăng này sẽ khiến tổng tài sản lưu động của công ty tăng thêm một lượng bằng 20% doanh thu (cùng năm đó) và các khoản phải trả, phải nộp ước tính cũng tăng thêm bằng 13% so với doanh thu năm 2020. Công ty dự định đầu tư thêm 170 tỷ VNĐ giá trị tài sản cố định so với năm 2019. Công ty duy trì chính sách giữ lại 50% lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư và không phát hành cổ phiếu mới. 

a. Xác định nhu cầu đầu tư tổng tài sản tăng thêm của công ty A vào năm 2020 so với năm 2019?

b. Để đáp ứng nhu cầu đầu tư mới như vậy, trong năm 2020 công ty cần huy động vốn thêm bao nhiêu tỷ VND? Căn cứ vào các giả định ban đầu, định hướng nguồn trang trải nhu cầu vốn tăng thêm trong năm 2020?

c. Dựa trên kết quả đã tính được về nhu cầu huy động vốn tăng thêm, ban lãnh đạo công ty A quyết định lựa chọn nguồn tài trợ từ bên ngoài là vay ngân hàng. Tuy vậy. công ty cũng mong muốn tỷ lệ giữa tài sản lưu động tăng thêm và nợ ngắn hạn tăng thêm không vượt quá 1,3 lần để không ảnh hưởng tới khả năng thanh toán hiện hành. Vậy công ty cần phân bổ tỷ trọng vay ngắn hạn và dài hạn trong tổng giá trị vay mới năm 2020 bằng bao nhiêu để đáp ứng các mục tiêu nêu trên?

Câu 4 (2 điểm):

Giả sử công ty của bạn cần huy động 50 tỷ đồng để tài trợ cho 1 dự án đầu tư mới và công ty muốn phát hành trái phiếu để tài trợ cho mục đích đầu tư này. Dự kiến trái phiếu sẽ có kỳ hạn 30 năm. Nếu tỷ suất sinh lợi đòi hỏi đối với đợt phát hành trái phiếu này của công ty bạn là 6 phần trăm một năm, và bạn được giao đánh giá 2 phương án phát hành như sau:

Phương án 1: Phát hành trái phiếu trả lãi định kỳ có lãi suất coupon bằng lãi suất thị trường hiện hành (6 phần trăm/năm), trả lãi một năm 1 lần.

Phương án 2: Phát hành trái phiếu không trả lãi định kỳ.

Cả hai trái phiếu đều có mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu. Thuế suất thuế thu nhập của công ty bạn là 20%. Hỏi:

a. Đề có thể huy động được 50 tỷ đồng, nếu chọn Phương án 1, công ty bạn sẽ phải phát hành bao nhiêu trái phiếu trả lãi định kỳ? Hoặc bao nhiêu trái phiếu không trả lãi định kỳ nếu chọn Phương án 2? (Giả sử không có chi phí phát hành).

b. Vào năm đáo hạn trái phiếu (năm thứ 30), số tiền chi trả cho trái phiếu là bao nhiêu nếu công ty bạn phát hành trái phiếu trả lãi định kỳ? Và nếu phát hành trái phiếu không trả lãi định kỳ thì con số này sẽ là bao nhiêu?

Câu 5 (2 điểm)

Công ty cổ phần HI.C từ đang xem xét hai dự án loại trừ lẫn nhau. Cả hai dự án đều cần vốn đầu tư ban đầu là 10.000 triệu đồng và đều có mức rủi ro trung bình. Dự án A có tuổi thọ dự kiến là 2 năm với dòng tiền hoạt động ròng sau thuế lần lượt là 6.000 triệu đồng và 8.000 triệu đồng vào cuối năm 1 và 2. Dự án B có tuổi thọ dự kiến là 4 năm với dòng tiền hoạt động ròng sau thuế đều nhau vào cuối mỗi năm là 4.000 triệu đồng. Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) của công ty là 10%. Yêu cầu:

a) Nếu 2 dự án độc lập nhau, dự án nào sẽ được chọn theo tiêu chuẩn NPV và IRR?

b) Nếu 2 dự án được lặp đi lặp lại và dòng tiền dự án không thay đổi, dự án nào sẽ được chọn khi thẩm định theo phương pháp thay thế (bội số chung nhỏ nhất về thời gian)?

c) Nếu 2 dự án không lặp đi lặp lại thì dùng phương pháp thẩm định nào? Dự án nào sẽ được chọn?

 

Download: Đề thi CPA 2019 – Tài chính và quản lý tài chính nâng cao (đề chẵn)

Thành Vinh 

 

 

 

Share Button