[Mang thai] – Sự thay đổi của bà bầu trong 40 tuần thai

Ngày đăng: 7 Tháng Ba, 2021
Share Button

Bài viết tham khảo từ nguồn các bệnh viện uy tín, gồm: Bệnh viện Vinmec, Bệnh viện Sản trung ương, Bệnh viện sản Hà Nội … tóm tắt về một số những thay đổi và những vấn đề có thể gặp phải của bà bầu trong quá trình mang thai theo từng tuần tuổi. Chi tiết sẽ trình bày cụ thể trong từng bài viết theo từng tuần tuổi thai.

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 01: Hầu hết những phụ nữ mới mang thai lần đầu hay đang mong muốn thụ thai đều đặt ra nhiều câu hỏi xung quanh sự thay đổi xảy ra bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Đặc biệt, ở tuần đầu tiên bà bầu sẽ có những dấu hiệu gì đặc trưng? [Xem chi tiết]

[Đọc thêm: Sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần thai]

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 02: Bà bầu tuần 2 không có nhiều khác biệt so với tuần đầu tiên. Mang thai tuần 2 thực chất là thời điểm trứng rụng và chờ tinh trùng đến để thụ tinh. Dấu hiệu mang thai tuần 2 có thể là một vệt máu khi trứng đã được thụ tinh và làm tổ ở thành tử cung. [Xem chi tiết]

 

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 03: Bà bầu 3 tuần đầu sẽ không nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trong cơ thể, thậm chí là chưa có dấu hiệu trễ kinh. Tuy nhiên phụ nữ cũng có thể bắt đầu sử dụng que thử thai tại nhà để sớm biết được kết quả khi mang thai tuần 3. [Xem chi tiết]

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 04: Vào những tuần đầu thau kỳ, sau khi phôi đã gắn vào tử cung, túi ối và nhau thai cũng dần hình thành. Thai phụ có thể nhận thấy một số dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ như đau núm vú, đau đầu, mệt mỏi, nôn ói. [Xem chi tiết]

 

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 05: Thai phụ sẽ trải qua nhiều thay đổi về thể chất và cả tâm thần ở tuần thứ 5. Thai phụ cần ăn uống lành mạnh, giữ tâm trạng thoải mái, ngủ đủ giấc và đến gặp bác sĩ khi phát hiện dấu hiệu bất thường. [Xem chi tiết]

[Đọc thêm: Sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần thai]

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 06: Vào tuần thứ 6, thai phụ có thể cảm nhận thấy một vài sự thay đổi như vòng bụng dần to ra, eo dầy lên, bỗng nhiên thấy chán nản, lo âu,…Đây hoàn toàn là những thay đổi bình thường trong thai kỳ. Thai phụ cần ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và đến gặp bác sĩ để được tư vấn khi phát hiện các dấu hiệu bất thường. [Xem chi tiết]

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 07: Đến tuần thứ 7, thai phụ có thể nhận thấy nhiều sự thay đổi rõ rệt như bụng to lên, cân nặng tăng, thân dưới nặng nề hơn,… [Xem chi tiết]

 

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 08: Đến tuần thứ 8, thai phụ có thể nhận thấy nhiều sự thay đổi rõ rệt do thai nhi đang phát triển với tốc độ nhanh chóng [Xem chi tiết]

 

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 09: Bước sang tuần thứ 9, mẹ bầu đã quen dần với việc đang mang một sinh linh bé nhỏ. Tâm trạng mẹ đã dần tốt hơn. Mẹ bầu đã quen dần với việc mang thai và cảm thấy phấn chấn, bớt lo lắng, rầu rĩ hơn. [Xem chi tiết]

 

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 10: Bước sang tuần thứ 10, mắt, mũi, miệng và cả ngón tay, ngón chân của bé đã hình thành rõ. Tại thời điểm này, mẹ bầu cũng có thể cần xét nghiệm độ mờ da gáy để đánh giá nguy cơ mắc hội chứng Down, các bất thường nhiễm sắc thể khác và các vấn đề về tim bẩm sinh.  [Xem chi tiết]

[Đọc thêm: Sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần thai]

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 11: Bà bầu ở tuần thứ 11 là đã bắt đầu bước vào thời kì thai nghén. Tử cung của mẹ bầu tuần thứ 11 bắt đầu tăng kích thước khoang bụng, lúc này sẽ có kích thước bằng quả bưởi. Khi đi siêu âm, bác sĩ sẽ thấy rõ tử cung trên vành xương chậu. [Xem chi tiết]

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 12: Tuần thứ 12 là tuần cuối cùng của giai đoạn 3 tháng đầu tiên, em bé sẽ phát triển rất nhanh so với thời kỳ đầu. Qua hình ảnh siêu âm, em bé của bạn sẽ trông giống như một cơ thể hoàn chỉnh. Bên trong, nhiều cơ quan của em bé đang phát triển. Thận của em bé đã sẵn sàng để sản xuất nước tiểu. Thai nhi cũng bắt đầu có ngón tay, ngón chân và cả móng tay. [Xem chi tiết]

 

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 13: Tuần thứ 13 mẹ bầu tiếp tục tăng cân, trở nên vụng về hơn, làn da trở nên căng mịn, tử cung đã phát triển rất nhiều. Dịch tiết âm đạo của bạn sẽ gia tăng. Ngực của bạn sẽ có cảm giác nặng nề hơn, thường xuyên bị đau nhức. Có thể xuất hiện chảy máu cam. [Xem chi tiết]

 

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 14: Mang thai ở tuần thứ 14, nghĩa là bà bầu đang bước vào tam cá nguyệt thứ 2. Lúc này, cả cơ thể của bé và mẹ đang có sự phát triển và thay đổi rõ rệt. Mẹ bầu có thể yên tâm vì nguy cơ sảy thai ở thời kì này giảm đáng kể. [Xem chi tiết]

[Đọc thêm: Sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần thai]

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 15: Mang thai ở tuần thứ 15, cả mẹ và bé tiếp tục có những thay đổi kì diệu. Tam cá nguyệt thứ hai là khoảng thời gian tuyệt vời nhất cho các mẹ bầu, đây cũng là kì tam cá nguyệt “ quyến rũ” khi nội tiết tố thay đổi khiến mẹ tăng ham muốn. [Xem chi tiết]

 

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 16: Bà bầu tuần 16 bắt đầu cảm thấy cơ thể nặng nề và di chuyển có phần khó khăn hơn. Mang thai tuần 16 là khoảng thời gian rất nhiều thai phụ cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của con. [Xem chi tiết]

 

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 17: Bà bầu mang thai tuần thứ 17 bắt đầu cảm thấy cân nặng có sự biến đổi rõ rệt, cảm giác thèm ăn cũng tăng lên. Tuần thai thứ 17 là lúc thai phụ nên chú ý hơn về vấn đề tăng cân của mình. [Xem chi tiết]

 

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 18: Ở tuần thứ 18, mẹ bầu đang ở trong tam cá nguyệt thứ hai và việc phát triển của thai nhi đang dần chậm lại, tuy nhiên bạn sẽ bắt đầu cảm thấy nhiều cử động hơn. Thai nhi đã bắt đầu tăng cân nhanh chóng và bạn sẽ có thể tăng từ 2 – 4kg. Mẹ bầu cũng sẽ cảm thấy những khác biệt về cơ thể ở tuần thai này. [Xem chi tiết]

 

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 19: Bà bầu tuần thứ 19 sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt của cơ thể với các triệu chứng như đau lưng, chuột rút, chóng mặt, táo bón… Chúng có thể gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 19 và những việc mẹ bầu cần làm trong thời gian này. [Xem chi tiết]

[Đọc thêm: Sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần thai]

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 20: Bà bầu mang thai tuần 20 đã trải qua một nửa chặng đường của thai kỳ. Thai nhi bắt đầu di chuyển, động đậy và đạp mẹ thường xuyên hơn. Bụng mẹ phát triển to và phần rốn có thể hơi nhô ra ngoài vì áp lực đẩy ra từ tử cung. [Xem chi tiết]

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 21: Bà bầu mang thai tuần thứ 21 dễ bị giãn tĩnh mạch do thai nhi phát triển và sự gia tăng nồng độ hormone progesterone, tạo ra áp lực lên các tĩnh mạch ở chân của mẹ. Ngoài ra, bà bầu tuần 21 có thể gặp phải một số triệu chứng khác như đầy hơi, chướng bụng, đau lưng, chảy máu nướu răng. [Xem chi tiết]

 

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 22: Khi mang thai tuần 22, những triệu chứng ốm nghén dần biến mất khiến phụ nữ cảm thấy khỏe hơn. Tử cung của bà bầu tuần 22 vẫn đang tiếp tục phát triển, mẹ có thể bị chuột rút và sưng nhẹ ở chân và bàn chân cũng như mắt cá. [Xem chi tiết]

 

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 23: Bà bầu tuần 23 tăng khoảng từ 5 – 7 kg, đau lưng cũng xuất hiện kèm theo tăng dịch âm đạo màu vàng nhạt và có mùi nhẹ. Nếu dịch tiết thay đổi bất thường, phụ nữ nên đến bệnh viện kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng khi mang thai tuần 23. [Xem chi tiết]

[Đọc thêm: Sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần thai]

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 24: Kể từ tháng này trở đi, bà bầu tuần 24 dự kiến ​​sẽ tăng khoảng 450 gr mỗi tuần. Bố đã có thể nghe được nhịp tim của con bằng cách áp tai vào bụng vợ. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm bệnh tiểu đường thai kỳ cho phụ nữ mang thai tuần 24 – 28. [Xem chi tiết]
Danh mục đồ sơ sinh cần chuẩn bị cho bé yêu
  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 25: Đến tuần 25 của thai kỳ, tử cung đã phát triển với kích thước lớn đủ chèn ép trực tràng và các cơ quan khác lân cận làm phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh trĩ. Từ tuần này trở đi, thai phụ cũng nên chăm sóc bản thân cẩn thận, vệ sinh răng miệng sạch sẽ tránh bị viêm nướu. [Xem chi tiết]

 

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 26: Bước sang tuần mang thai thứ 26, người phụ nữ có thể cảm nhận được cân nặng của mình đang tăng lên nhanh chóng kèm theo đau xương sườn, khó thở hay kim châm vùng bụng. Việc trẻ đã phát triển cứng cáp và thường xuyên quậy phá cũng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người mẹ. [Xem chi tiết]

 

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 27: Phụ nữ mang thai tuần 27 dễ bị phù các chi, có thể nhìn thấy rõ ở bàn chân, mắt cá chân và bàn tay, rốn có dấu hiệu giãn ra và xuất hiện rạn da (đặc biệt là ở vùng bụng). Tất cả những thay đổi này là do ảnh hưởng của việc tử cung giãn rộng quá sức chứa của da và gây chèn ép các cơ quan xung quanh. [Xem chi tiết]

[Đọc thêm: Sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần thai]

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 28: Phụ nữ mang thai tuần 28 dễ bị đau thần kinh tọa do hoạt động quay đầu xuống của bé gây hiện tượng giãn rộng tử cung. Thai phụ cũng dễ bị mất ngủ, chuột rút chân, phù chân, khó thở, đau lưng và thường xuyên đi tiểu do sự tăng hoạt động và kích thước của bé. [Xem chi tiết]

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 29: Phụ nữ mang thai tuần 29 dễ bị giãn tĩnh mạch, tiếp tục tăng cân và chịu đựng “các cơn thịnh nộ” của bé. Ngoài ra, từ tuần này trở đi, thai phụ cần chú ý các dấu hiệu chuyển dạ và chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ nếu chuyển dạ xảy ra thật để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. [Xem chi tiết]

 

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 30: Cơ thể phụ nữ mang thai tuần 30 có nhiều thay đổi để đáp ứng với quá trình chuyển dạ sắp tới. Cụ thể là khung chậu nở ra, đau tăng lên ở những cơ quan bị chèn ép gần tử cung như xương sườn, cơ hoành và xương chậu. Thai phụ cũng dễ bị ợ nóng và khó tiêu do giãn cơ ngăn cách thực quản và dạ dày. [Xem chi tiết]

 

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 31: Ở phụ nữ mang thai tuần 31, lượng oxy cần cung cấp cho mẹ và bé cùng việc tử cung đẩy lên cao làm tình trạng khó thở trở nên nặng nề hơn. Thêm vào đó, các cơn co thắt Braxton Hicks cũng bắt đầu xuất hiện. Thời gian chuyển dạ đang đến gần, việc chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng sẽ giúp chủ động hơn trong bảo vệ mẹ và bé được an toàn. [Xem chi tiết]

[Đọc thêm: Sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần thai]

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 32: Bà bầu mang thai tuần 32 bắt đầu xuất hiện các cơn gò sinh lý với tần suất nhiều hơn, nặng hơn. Thai nhi phát triển to gây ra không ít khó chịu cho bà bầu tuần 32, chẳng hạn như chán ăn, táo bón, kích ứng da. [Xem chi tiết]
Danh mục đồ sơ sinh cần chuẩn bị cho bé yêu
  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 33: Bà bầu mang thai tuần 33 thường gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày bởi vì trong tuần thai này tốc độ phát triển của thai nhi rất nhanh, lấp đầy bụng mẹ. Bà bầu tuần 33 tăng thêm trung bình từ 10 – 12,7kg kể từ lúc bắt đầu mang thai. Từ tuần thứ 33, khoảng một nửa trọng lượng tăng thêm của mẹ sẽ được truyền cho thai nhi. Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai, chuột rút ở chân, ợ nóng, bụng căng to, em bé đạp nhiều khiến cho thai phụ không thể yên giấc. Nên bổ sung Omega 3. [Xem chi tiết]

 

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 34: Sự thay đổi nội tiết tố ở bà bầu mang thai tuần 34 đôi khi gây ra tình trạng nhìn mờ, táo bón, tăng tiết dịch âm đạo. Thai nhi tuần 34 phát triển to gây chèn ép, dẫn đến mẹ bầu bị đau lưng, khó thở, rạn da. [Xem chi tiết]

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 35: Bà bầu mang thai tuần 35 thường cảm thấy mắc tiểu do sự thay đổi ngôi thai, gây chèn ép lên bàng quang. Những triệu chứng hay gặp ở bà bầu tuần 35 bao gồm: suy tĩnh mạch, viêm da, xuất hiện những cơn gò chuyển dạ “giả”. [Xem chi tiết]

 

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 36: Bà bầu mang thai tuần thứ 36 thường gặp phải hiện tượng sa bụng khi thai nhi di chuyển xuống vùng xương chậu, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Vào tuần thai 36, bà bầu cần chú ý dấu hiệu chuyển dạ để tiến hành nhập viện kịp thời. [Xem chi tiết]

[Đọc thêm: Sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần thai]

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 37: Bà bầu mang thai tuần 37 thường có tâm lý căng thẳng, cơ thể mệt mỏi khi những cơn gò sinh lý xảy ra thường xuyên hơn. Mặt khác ngày dự sinh ngày càng đến gần, khiến cho bà bầu tuần 37 cảm thấy lo sợ khi sắp đến thời khắc vượt cạn. [Xem chi tiết]
Danh mục đồ sơ sinh cần chuẩn bị cho bé yêu
  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 38: Bà bầu mang thai từ tuần 38 trở đi có thể bắt gặp dấu hiệu chuyển dạ bất cứ lúc nào. Do đó bà bầu tuần 38 và người thân nên chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để nếu có tình huống khẩn cấp, có thể đưa thai phụ nhập viện kịp thời. [Xem chi tiết]

 

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 39: Bà bầu mang thai tuần 39 bắt đầu cảm thấy vùng xương chậu giãn rộng và những cơn co thắt sinh lý xảy ra dồn dập hơn. Bà bầu 2 tuần cuối cần tiến hành xác định vị trí ngôi thai để được hỗ trợ xoay đầu em bé nếu cần thiết. [Xem chi tiết]

  • Sự thay đổi của bà bầu tuần 40: Nếu đúng như dự kiến, thai nhi sẽ chào đời khi mẹ mang thai tuần 40. Việc không tìm được tư thế nằm thoải mái có thể dẫn đến mất ngủ, do đó bà bầu tuần cuối nên dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn tối đa trong ngày, bên cạnh việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để sinh em bé. [Xem chi tiết]

[Đọc thêm: Sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần thai]

Hy vọng với những tóm tắt trên về sự thay đổi của mẹ bầu trong 40 tuần thai kỳ sẽ giúp các mẹ bầu phần nào hiểu rõ thể trạng và sự thay đổi từng tuần. Để hiểu rõ hơn các mẹ xem chi tiết trong từng bày viết của từng tuần nhé.

Chúc các mẹ & con khoẻ mạnh. Mẹ tròn con vuông.

Anh Vũ

Share Button
Tags:, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,